Diễn đàn thptNinhHai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Ảnh đẹp của đất nước
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime26/7/2013, 11:49 am by hungchng

» Lại thêm một năm đậu 100%
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime15/6/2013, 7:30 pm by hungchng

» Loi giai đề thi toán thpt 2013
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime4/6/2013, 8:33 pm by hungchng

» Khóa 2005-2008
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime17/11/2012, 11:42 pm by toihoikieuky

» Chuyen de LTDH 2013
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime4/11/2012, 11:23 am by hungchng

» Đề Toán 01 boxmath.vn
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime21/10/2012, 10:49 am by hungchng

» 50 bai toan bat dang thuc
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime5/10/2012, 6:34 pm by hungchng

» 40 bài HHGT phẳng DuongTron- Elip có lời giải
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime4/10/2012, 7:01 pm by hungchng

» PP giải toán HHKG trong đề thi ĐH
BÃO TỪ LÀ GÌ? I_icon_minitime4/10/2012, 9:46 am by hungchng


BÃO TỪ LÀ GÌ?

Go down

BÃO TỪ LÀ GÌ? Empty BÃO TỪ LÀ GÌ?

Bài gửi by Gia_Nghi 15/2/2010, 9:24 am

Bão từ là gì?

Bão từ là kết quả của quá trình hoạt động của mặt trời. Ngoài photon (ánh sáng) mặt trời còn phát ra vô số hạt tích điện như proton, hạt nhân heli (hạt α) và điện tử. Những hạt đó tạo thành gió mặt trời. Chúng bay đến vùng lân cận của Trái đất và tác dụng tương hỗ với từ trường Trái đất - tức là địa từ trường (ĐTT).

Hành tinh của chúng ta là một nam châm khổng lồ mà cực Nam và cực Bắc nằm ở gần hai địa cực. Càng gần các cực thì ĐTT càng mạnh. Các hạt tích điện bay từ Mặt trời, chịu ảnh hưởng của ĐTT, chạy xoay quanh đường sức của nó theo hình xoắn ốc và tạo thành lớp bức xạ nằm phía trên tầng khí quyển.
Nơi gần cực có các đường sức tiếp cận với Trái đất, các hạt tích điện tiếp xúc với bề mặt khí quyển, ion hóa lớp trên của nó nhờ đó mà chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng phát quang ở vùng cực.

Khi Mặt trời tăng tần suất hoạt động thì các hạt tích điện tác dụng tương hỗ với ĐTT lớn hơn bình thường, sự cân bằng của ĐTT bị phá vỡ và cường độ của từ trường tăng lên. Hiện tượng cường độ của ĐTT đạt giá trị cao và gây tác động kéo dài thì gọi là hiện tượng bão từ.

Công tác dự báo và đo đạc bão từ dựa trên cơ sở quan sát các vết đen của Mặt trời. Vết đen là hố lớn hình phễu trên bề mặt Mặt trời nóng bỏng mà các hạt của plasma bay từ độ sâu thẳm và có nhiệt độ cao sẽ bay qua đó tớ Trái đất. Các loại hạt tích điện mất khoảng 1 đến 2 ngày mới tới được hành tinh của chúng và sẽ tác động đến ĐTT. Vết đen xuất hiện rồi lại biến mất. Đặc biệt có những vết lớn tồn tại hàng tháng. Nguồn phát ra các hạt tích điện có thể là một nhóm các vết đen nhỏ có thời gian tồn tại rất ngắn. Vì vậy, đối với loại này, dự báo lâu dài là không chính xác bởi có những vết đen mà lúc các nhà quan sát phát hiện ra lại có thể đã không còn tồn tại nữa.

Trên thế giới có nhiều cơ sở nghiên cứu tiến hành quan sát Mặt trời: Mỹ có NASA, Nga có Trường Đại học về Mặi trời, Trường Đại học Địa từ và sóng bức xạ. Tại các cơ sở đó, người ta đo liên tục cái gọi là “địa từ đồ’, trong đó biểu thị cường độ của ĐTT. Căn cứ vào kết quả đo đạc, người ta sẽ đánh giá mức độ tác động có liên quan đến bão từ.

Liệu ĐTT có tác động đến con ngườí? Đối với nhiều người thì víệc trả lời cho câu hỏi trên không hẳn là có. Có người cho nó là điều tưởng tượng vô lý. Số khác lại thường xuyên kêu đau đầu trong thời gian có bão từ.

Nhưng không ai có thể phủ định việc chim có thể bị lạc hướng trong khi bay chuyển vùng do bị bão từ chi phối vì chúng định vị bằng từ trường.

Tác động của bão từ lên con người được xác định qua nhiều năm nghiên cứu và theo dõi. Người ta đã ghi nhận sự liên quan rõ ràng giữa tác động của bão từ và số bệnh nhân tim mạch cũng như tử vong vì bệnh đó; tình trạng bệnh nhân tâm thần trong thời gian có bão từ cũng trầm trọng hơn. Bão từ cũng còn ảnh hưởng đến cả những người khỏe mạnh. Các số liệu theo dõi cho thấy mức độ nhạy cảm của con người trong nhũng ngày đó giảm hẳn xuống. Trong thời gian có bão từ số tai nạn đường bộ và đường không cũng tăng lên.

Người ta đã tiến hành nghiên cứu ảnh hướng của bão từ đối với bệnh nhân tim mạch. Kết quả cho thấy trong thời gian có bão từ và vài ba ngày sau đó số bệnh nhân cảm thấy khó chịu tăng gấp rưỡi. Nếu cho bệnh nhân ở trong phòng đặc biệt, có lớp bảo vệ từ trường thì nhịp tim của họ trở lại bình thường. Người ta cũng thấy, trong thời gian bão từ, máu trong cơ thể dường như đặc hơn. Máu bị ngưng chảy trong giây lát tại một số mao mạch nào đó làm cho nhịp tim bị thay đổi. Cũng vì vậy mà quá trình trao đổi oxy trong máu kém đi, làm cho ta cảm thấy đau đầu và chóng măt vì bộ não con người rất nhạy cảm với việc thiếu oxy. Như vậy có thể khẳng định 1à bão từ có tác động lên cơ thể con người. Nhưng cơ chế của sự tác động đó như thế nào? Con ngưòi cảm nhận nó bằng cách nào? Hiện nay các nhà khoa học chưa có một sự thống nhất nào cả và cũng chưa biết tìm lời giải cho câu hỏi về “cơ chế” đó ở đâu. Nhưng cũng có một số giả thuyết cơ bản hiện đang được tranh luận trên các ấn phẩm khoa học.

Từ năm 1958 giáo sư Pikadi - Trường Đại học Hóa lý Florenti đã thông báo kết quả trong tám năm nghiên cứu và theo dõi các phản ứng hóa học đơn giản: bismut clorua thủy phân tạo ra kết tủa, rằng sự sai lệch của tốc độ phản ứng hoàn toàn trùng khớp với mức độ hoạt động của Mặt trời. Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy nguyên nhân của hiện tượng đó là do tính chất của nước bị thay đổi. Giáo sư V.I.Lobưsep và cộng sự cũng cho biết ngay cả nước sạch dưới tác động của từ trường cũng bị thay đổi cấu trúc và tồn tại dưới dạng thù hình.

Người ta đã nghiên cứu hiện tượng phát quang của nước trong dải gần tia cực tím sau vài giờ chịu tác động của từ trường. Có thể khi nước bị thay đổi cấu trúc sẽ làm thay đổi cấu trúc sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào hay vì một lý do nào đó mà làm cho con người cảm thấy khó chịu.

Còn một khả năng nữa, các cơ quan của cơ thể con người cảm nhận ĐTT thông qua một “pin cảm từ” vừa được các nhà khoa học Mỹ phát hiện có trong não và cột sống.

Và cuối cùng, người ta đi tìm mối liên quan giữa từ trường và các ion có hoạt tính sinh học cao như ion canxi, là loại vẫn tham gia vào các phản ứng sinh hoá để chuyển tải các xung thần kinh. Rõ ràng tất cả mới là giả thuyết. Các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.

Theo “Khoa học và Đời sống”

Gia_Nghi

Tổng số bài gửi : 23
Join date : 28/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết