Diễn đàn thptNinhHai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Ảnh đẹp của đất nước
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime26/7/2013, 11:49 am by hungchng

» Lại thêm một năm đậu 100%
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime15/6/2013, 7:30 pm by hungchng

» Loi giai đề thi toán thpt 2013
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime4/6/2013, 8:33 pm by hungchng

» Khóa 2005-2008
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime17/11/2012, 11:42 pm by toihoikieuky

» Chuyen de LTDH 2013
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime4/11/2012, 11:23 am by hungchng

» Đề Toán 01 boxmath.vn
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime21/10/2012, 10:49 am by hungchng

» 50 bai toan bat dang thuc
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime5/10/2012, 6:34 pm by hungchng

» 40 bài HHGT phẳng DuongTron- Elip có lời giải
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime4/10/2012, 7:01 pm by hungchng

» PP giải toán HHKG trong đề thi ĐH
Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! I_icon_minitime4/10/2012, 9:46 am by hungchng


Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu!

Go down

Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu! Empty Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu!

Bài gửi by hungchng 25/4/2010, 4:04 pm


Học Ngoại ngữ nhiều mà kết qủa chẳng bao nhiêu!




Ngoại ngữ là môn học có nhiều tiết trong các môn học ở chương trình
phổ thông, tới 3 tiết mỗi tuần và hiện nay học sinh bắt đầu học ngoại
ngữ từ lớp 3, vậy mà học hết phổ thông học sinh vẫn mù ngoại ngữ!


Trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT, ngoại ngữ là môn thi bắt buộc, có vị trí ngang hàng
với môn Toán và Ngữ Văn. Rồi hệ thống các trường,
khoa đào tạo giáo viên ngoại ngữ đến các cơ sở, vật chất, phương tiện,
thiết bị...để phục vụ cho yêu cầu môn học này cũng luôn được quan tâm
đầu tư. Những ưu tiên đó, chứng tỏ môn học ngoại ngữ, từ lâu đã được Nhà
nước, ngành giáo dục coi trọng.
Bởi vì, môn học này có một ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh, sinh viên
Việt Nam
ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng.
Không thông thạo ngoại ngữ thì làm sao hiểu biết, làm ăn lâu dài với đối
tác nước ngoài được? Hiện nay, môn ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông ở
ta tập trung vào các tiếng Anh, Nhật, Trung, Nga, Pháp…,
trong đó tiếng Anh là chủ yếu, chiếm hơn 90% số lượng học sinh theo
học. Có thể nói, những năm 90, là thời kỳ "hoàng kim" của các trung tâm
ngoại ngữ trên khắp cả nước, với khí thế, phong trào học ngoại ngữ diễn
ra vô cùng rầm rộ, đông đảo, huy động phần lớn học sinh tham gia. Nó có
tác dụng bổ trợ, kích thích tích cực cho việc dạy và học của thầy và trò
ở nhà trường phổ thông. Nhưng phong trào học tiếng Anh của các trung
tâm ngoại ngữ, nhất là ở tuyến huyện cũng không duy trì, giữ phong độ
được lâu, nhiều trung tâm đành tự giải thể, khi nhu cầu học tập lắng
xuống. Hiện nay, trừ các thành phố lớn ra, các tỉnh lẻ, số lượng trung
tâm ngoại ngữ mà duy trì được hoạt động thì cũng chẳng có mấy.

Tình
hình, kết quả, chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở nhà trường như thế
nào? đến đâu? Dường như lâu nay ít được mấy người quan tâm, đề cập rõ
ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo chúng tôi, những
người đang giảng dạy trực tiếp tại trường phổ thông, thì tình hình, kết
quả, chất lượng dạy và học, nhất là việc học tập môn ngoại ngữ của các
em hết sức đáng lo ngại. Khi đặt các câu hỏi ( làm cuộc điều tra nhỏ),
em có thích môn ngoại ngữ không? Mức độ, kết quả học tập môn học như thế
nào?

Chúng tôi nhận được kết quả trả lời khá bất ngờ, trên 80 %
học sinh trả lời là không thích, rất nản và phần lớn các em nói thành
thật rằng mức độ học tập môn ngoại ngữ thường đạt dưới trung bình, cuối
học kì, cuối năm, chờ các cô thầy "thương tình" nâng, vớt vát lên điểm
trung bình để khỏi thi lại hoặc ở lại lớp. Thực tế cho thấy, kết quả thi
tốt nghiệp THPT, hay thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, điểm thi môn
ngoại ngữ bao giờ cũng rất thấp, thường ở mức 40% đạt điểm trung bình là
cùng. Gần đây, Bộ GD & ĐT xác định môn ngoại
ngữ không còn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, cũng
có xuất phát từ nguyên nhân học sinh nhiều nơi học không được môn học
này.

Từ
góc nhìn của người trong cuộc, thầy giáo Nguyễn Huy Hoàng, giáo viên
dạy tiếng Anh lâu năm, đồng thời là tổ trưởng tổ bộ môn ( trường THPT
Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) cho biết:" Từ nội dung, chương
trình sách giáo khoa ( hệ cải cách và hệ phân ban hiện hành) đến cách
đánh giá kiểm tra, thi cử đối với môn ngoại ngữ, có nhiều điểm bất cập,
hạn chế và lạc hậu, cho nên chưa phát huy được
tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện thành thục
bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói.

Do vậy, có một thực tế
đáng buồn là, mặc dù đã có thời gian dài, tới 7 năm học ngoại ngữ nhưng
hầu hết học sinh hết lớp 12 của ta không nghe, không nói được mấy từ,
mấy câu ngoại ngữ, học sinh ta thua xa học sinh các nước trong khu vực
về khoản nghe và nói."

Thầy
P. T. N hay đi tập huấn, tham gia dự án nâng cao năng lực dạy học môn
ngoại ngữ Tiếng Anh do người nước ngoài trực tiếp chỉ dẫn tại TPHCM, Hà
Nội, có nhận xét: “Cách dạy của giáo viên mình với giáo viên nước ngoài
đến đây dạy mẫu, tôi thấy có khoảng cách một trời, một vực. Họ dạy rất
nhẹ nhàng, linh hoạt, biến hoá, đa dạng, học sinh vừa chơi vừa học mà
lại gây hứng thú, lôi cuốn kì lạ. Còn giáo viên mình thì
lúng túng, bối rối về phương pháp nhiều lắm, cứ đơn điệu, lặp
bặp thế nào ấy, lắm lúc các em nản, mệt mỏi không muốn hoặc rất sợ môn
học này cũng có phần lỗi rất lớn từ cách dạy của thầy cô mình”. Có người
nói, học sinh bây giờ học, đọc, viết, nói tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ (môn
Ngữ văn) chưa xong thì bắt tụi nó phải học, đọc, nói, nghe tiếng nước
ngoài sao được. Đúng là, môn học ngoại ngữ là một môn học khó khăn đối
với lứa tuổi các em. Vì học không được, nhiều em đành bỏ luôn. Tình
trạng này là rất nhiều. Mặt khác, cách đánh giá kiểm tra, thi cử môn
ngoại ngữ của ta lâu nay rất lạc hậu, phiến diện. Do thi cử bằng hình
thức viết, trắc nghiệm nên trong quá trình dạy, kiểm tra ở tại lớp các
thầy cô giáo cũng dạy và kiểm tra theo cách tập
trung vào kĩ năng viết, các chủ điểm về ngữ pháp, còn kĩ năng đọc, nghe,
nói hầu như bị xem nhẹ, lướt qua, khiến cho học sinh học nhiều mà chẳng
biết nói, nghe tiếng ngoại ngữ là hệ quả hiển nhiên. Đánh giá kiểm tra,
thi cử là một khâu cực kì quan trọng, có tác động lớn đến việc dạy và
học của thầy và trò. Phải chú trọng nhiều hơn việc rèn kĩ năng nói, nghe
cho học sinh. Đến lúc kiểm tra hết học kì, thi tốt nghiệp THPT tất
nhiên phải có phần kiểm tra nghe, nói. Tuy có tốn thời gian và công sức
hơn nhiều so với hình thức thi viết, trắc nghiệm hiện nay nhưng cái đạt
được của nó là rất lớn, rất cần thiết. Đó là, hết chương trình hệ 7 năm
học ngoại ngữ ở bậc phổ thông, hầu hết các em đều biết nghe, nói, đọc,
viết ngoại ngữ. Không chỉ có đổi mới khâu đánh giá, kiểm tra thi cử mà
các khâu như chương trình, nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học
của thầy cô cũng cần được đặt lên bàn nghị sự, đổi mới một cách nghiêm
túc, khoa học, không ngần ngại kế thừa, học hỏi kinh nghiệm dạy môn
ngoại ngữ từ các nước có nền giáo dục tiên tiến, phát triển.





Đỗ Tấn Ngọc


Tổ văn
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng- Sơn Tịnh-Quảng Ngãi




LTS Dân trí - Việc
dạy và học ngoại ngữ không đúng phương pháp đã tồn tại từ hàng chục năm
qua, cho nên học sinh tốt nghiệp lớp 12 mà không nói được và nghe nổi
những câu giao tiếp rất thông thường khi đứng trước mặt một người ngoại
quốc.

Dạy ngoại ngữ cũng như kiểm tra trình độ ngoại ngữ mà không
coi trọng việc nói và nghe thì đấy chính là nguyên chủ yếu khiến cho
việc học tách với hành, không tạo ra được môi trường và tình huống học
ngoại ngữ, làm cho giờ học ngoại ngữ không sinh động và không đem lại
hiệu quả bao nhiêu.


Tình hình đó chắc chắn những cấp quản lý
giáo dục đều biết; các thầy dạy ngoại ngữ càng biết rõ hơn, nhưng có một
điều lạ là khuyết điểm cơ bản trong cách dạy và học ngọai ngữ nhiều năm
qua ở nhà trường chúng ta không được khắc phục.

Điều này trước
hết thuộc trách nhiệm các cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
hungchng
hungchng

Tổng số bài gửi : 257
Join date : 10/01/2010

http://hung.vietnam.no/thptNinhHai/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết